Cây Ô Rô là một trong những loại dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc chữa ho hen, đau nhức xương khớp, táo bón, rong huyết và vàng da. Loài thảo mộc này thường mọc dại và không nhiều người biết đến công dụng của nó.
Sách Đông Y có viết cây ô rô có vị hơi đắng, mặn và chua, tính hàn và không có độc. Thường dùng để trị các bệnh như tiểu ra máu, thổ huyết, chảy máu cam hay chứng chảy máu băng đới do ngoại thương.
Ngoài ra do có tính mát nên cây ô rô còn có khả năng giảm đau, tiêu sưng, tan máu bầm, hạ khí và tiêu đờm. Với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp thông sữa, mát đường huyết và tiêu thũng.
Cây Ô Rô Và Những Điều Cần Biết:
Tên gọi khác: Ô rô hoa nhỏ, ô rô gai, sơn ngưu bàng, dã hồng hoa, ô rô hoa trắng…
Tên khoa học: Acanthus ebracteatus.
Họ: Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae).
Mô Tả Cây Ô Rô:
Cây Ô Rô là một loại cỏ sống lâu năm, rễ hình thoi dài, có nhiều rễ phụ, thân cao 58-100cm hay hơn; than màu xanh, có nhiều rãnh dọc, nhiều lông. Lá ở góc dài 20-40cm hay hơn, rộng 5-10cm, hai lần xẻ lông chim, thành thùy, mặt trên nhẵn, mép có gai dài, lá ở thân không cuống, chia thùy. Càng lên trên càng nhỏ và chia đơn giản hơn.
Cụm hoa hình đàu mọc ở kẽ lá hay đầu cành, đường kính chừng 3-5cm. Lá bắc hẹp nhọn, không đều, lá ngoài ngắn và rất nhọn, lá bắc trong có đầu mềm hơn, tất cả đều ít lông, có gân chính giữa nổi rõ. Cánh hoa màu tím đỏ. Qủa thuôn dài 4mm, nhẵn, hơi dẹt. Mùa hoa vào các thàng 5-7, mùa quả vào các tháng 5-9.
Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Cây Ô Rô:
Cây mọc hoang ở khắp miền Bắc và Trung nước ta. Còn mọc ở Trung quốc (Quảng đông, Quảng tây, Qúi châu, Vân Nam…) Nhật bản .
Mùa hạ và mùa thu, đang lúc hoa nở thì hái toàn cây, phơi khô mà dùng. Hái vào mùa thu người ta cho là tốt hơn. Nếu dùng rễ, nên hái vào mùa thu rễ sẽ to hơn; đào rễ về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất phơi khô.
Thành Phần Hóa Học Có Trong Cây Ô Rô:
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu đối với vị đại kế. tuy nhiên ở một loài khác (Cirsiu marvense Scop), người ta chiết từ toàn cây được 1 loại glucozit gọi là tiliaxin, một men gọi là labenzym, tinh dầu, một ancaloit có tình trạng thái lỏng, nhựa, inulin và glucozit sinh axit xyanhydric (theo Wehmer, 1931 Die Pflanzenstoffe Bd.II).
Công Dụng Và Liều Dùng Của Cây Ô Rô:
Đại kế hay ô rô được nhân dân dùng làm thuốc từ lâu đời. Vị này đã được ghi trong Danh y biệt lục (502-549) và Bản thảo cương mục (1596).
Theo tính chất ghi trong sách cổ, ô rô vị cam (ngọt) khổ (đắng), lương (mát), chủ yếu chữa thổ huyết, máu cam, tiểu tiện ra máu, bị ngã mà chảy máu băng đới; còn có tác dụng làm mát huyết, tiêu thũng thông sữa.
Có thể dùng cây và lá hay rễ tươi giã ép lấy nước hoặc phơi khô sắc uống.
Liều dùng hằng ngày: cây tươi 100-180g, cây và rễ khô 40-60g. Có người chỉ dùng 6-12g cây khô sắc uống phối hợp với các vị khác
Mới đây trong quân y viện 108 người ta dùng ô rô sắc uống chữa phù thận có kết quả rất tốt.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Ô Rô:
Đại kế 20g, bồ hoàng 8g, táo đen 10 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày để chữa kinh nguyệt quá nhiều, băng huyết tử cung.
Điều trị tình trạng gan, lá lách sưng to: Lấy 30g ô rô nước, 12g thóc lép, 15g liên kiều cho vào ấm và sắc lên cùng với nước. Dùng nước thuốc thu được để uống hàng ngày.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn, ho đờm từ cây ô rô nước: Để áp dụng bài thuốc, bạn tiến hành như sau: Đem 30 – 60g cây ô gô, cắt nhỏ rồi bỏ vào nồi. Cho thêm khoảng 500ml nước, 60 – 120g thịt nạc vào để đun sôi cùng. Cứ đun với ngọn lửa nhỏ cho đến khi thấy lượng nước còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Dùng lượng thuốc vừa nấu được chia thành 2 lần uống và uống hết trong ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm gan, giúp nhuận gan, giải độc gan: Chuẩn bị 30g cây ô gô, 30g vỏ hoặc lá cây quao. Đem chúng đi rửa sạch, thái nhỏ rồi bỏ vào nồi, đun sôi lên cùng với nước. Uống thường xuyên và trong thời gian dài để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất.
Hỗ trợ điều trị nước tiểu vàng, táo bón: Chuẩn bị 20g mè đen. 30g rễ cây ô gô, 18g lá muồng trâu. Rễ cây ô rô và lá muồng trâu cắt nhỏ, mè đen giã nát. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, sắc lên với nước. Dùng nước thuốc để uống hàng ngày.
Chú Thích:
Tên ô rô còn để chỉ một cây khác có tên khoa học là Acanthus ilicifolius L, thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Cây này cao 1-2m, nhẵn. Lá có cuống ngắn, dài 15cm, rộng 6cm, phiến lá chia theo lối lông chim hay có răng cưa, mép có gai, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu xanh lơ hay màu trắng, xếp thành 4 hàng bông. Qủa nang màu nâu bóng, có 4 hạt dẹp xốp.
Cây này thường mọc hoang ở những vùng lầy ven biển ở khắp nước ta. Còn thấy mọc ở Châu đại dương và các nước nhiệt đới châu Á khác.
Trong lá có nhiều chất nhầy, tanin.
Nhân dân dùng lá tươi giã đắp lên mụn nhọt, chữa tê thấp, đau nhức; rễ dùng làm thuốc thông tiêu tiện, chữa hen, lỵ.
Cũng loại ô rô đại kế, người ta còn dùng vị tiểu kế Herba Cephalanoplosis-là toàn cây hay lá khô của cây tiểu kế hay thích nhi trà hoặc đại tiểu kế-Cephalanoplos segetum.
(Bunge) Kitam segetum (Bunge) thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Cây này chưa thấy phát hiện ở nước ta. Theo sự nghiên cứu của hệ dược thuộc Viện y học Bắc kinh (1958) thì trong tiểu kế có chừng 0,05% ancaloit, 1,44% saponozit, không có tanin và flavonozit.
Nhân dân Trung quốc dùng tiểu kế hay đại kế để chữa cùng những chứng bệnh, nhưng coi tiểu kế có tác dụng kém hơn.
Trên đây là những thông tin do Siêu Thị Trà Việt tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Cây Ô Rô”.
Lưu ý:
|