Cây Thiên Lý thường được nhân dân trồng làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn, vừa là món ăn ngon lại có tác dụng giải nhiệt, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt và chữa mất ngủ. Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình có tác dụng bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, phòng chống rôm sảy và nâng cao sức khỏe, là một vị thuốc an thần, điều trị chứng mất ngủ. Lá thiên lý có tác dụng giảm đau nhức xương khớp; sát trùng, kháng viêm, chống lở loét, kích thích lên da non…
Cây Thiên Lý Và Những Điều Cần Biết:
Còn gọi là cây hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương.
Tên khoa học Telosma cordata (Burn.f.) Merr. (Asclepias cordata Burn.f, Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odorratissima Roxb).
Thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae.
Mô Tả Cây Thiên Lý:
Cây Thiên lý là một loại cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, thuôn, khía mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá; phiến dài 6 – 11cm, rộng 4 – 7,5cm, cuống cũng có lông, dài 12 – 20mm, Hoa khá to, nhiều, màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm, thành xim tán, có cuống to, hơi có lông dài 10-22m, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau. Qủa là những đại dài 6,5 – 9,5 cm, rộng 12 – 14mm.
Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Cây Thiên Lý:
Thu hái: thu hoạch lá trong khoảng thời gian vào tháng 6 đến tháng 11 hằng năm. Thu hái hoa vào độ từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm.
Chế biến: Cây thiên lý thường được sử dụng ở dạng tươi giã nát với muối và thêm nước vào để vắt lấy nước, ít khi dùng ở dạng phơi khô.
Thành Phần Hóa Học Có Trong Cây Thiên Lý:
Theo các nghiên cứu, cây thiên lý có chứa Ancaloit chủ yếu là trong thân và lá, rất ít trong hoa. Đây là một loại amin chứa độc tố, nếu không cẩn thận dùng quá nhiều sẽ có thể gây ngộ độc thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên với liều lượng ở mức vừa đủ thì sẽ không gây nguy hiểm, mà còn có công dụng trong việc điều trị bệnh.
Ancaloit còn được tìm thấy trong các thực vật (khoai tây, cà chua) và trong động vật (tôm, cua, ốc, hến).
Công Dụng Và Liều Dùng Của Cây Thiên Lý:
Trong nhân dân thường chỉ dùng hoa và lá thiên lý non để nấu canh ăn cho mát và bổ.
Gần đây bệnh viện Thái bình (Y học thực hành, thàng 5-1962) đã dùng lá thiên lý chữa một số trường hợp lòi dom và sa dạ con có kết quả.
Chữa lòi dom: Lá thiên lý 100g, muối ăn 5g.
Hái lá thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một hay hai lần. Trong vòng 3-4 ngày thường khỏi. Có thể chế thành thuốc mỡ (VADOLIN 50G, LANOLIN 40G, dung dịch thiên lý nói trên 10ml).
Chữa sa dạ con: cũng dùng như trên, Thường 3-4 hôm sau khi dùng thuốc đã thấy kết quả. Nhưng trong báo cáo có cho biết đã dùng điều trị 9 trường hợp, thì có 8 trường hợp nhẹ khỏi, 1 đã sa dạ con trên 6 tháng không khỏi.
Bồi bổ, thanh nhiệt và giải độc cơ thể: phòng chống rôm sảy ở trẻ nhỏ và tăng cường sức đề kháng cho người lớn tuổi.
An thần, điều trị chứng mất ngủ, giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Những Điều Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Thiên Lý:
Khi dùng lá và hoa thiên lý chế biến thức ăn và làm thuốc chữa bệnh nên lưu ý:
Khi dùng chế biến món ăn từ hoa thiên lý chữa bệnh đau khớp không nên kết hợp với các thực phẩm chứa sắt như gan, thịt lợn, rau muống… Vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
Khi chế biến hoa thiên lý không nấu chín kỹ quá sẽ làm giảm dinh dưỡng và không đem lại hiệu quả cho việc điều trị.
Mặc dù lá và hoa thiên lý rất tốt cho sức khỏe nhưng thành phần ẩn sâu bên trong nó lại chứa độc tố. Vì vậy không nên quá lạm dụng, người bình thường chỉ nên ăn khoảng 2 lần mỗi tuần là tốt nhất. Bên cạnh để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ trong quá trình sử dụng loại dược liệu này chữa bệnh.
Trên đây là những thông tin do Siêu Thị Trà Việt tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Cây Thiên Lý”.
Lưu ý:
|