HOTLINE

0847.981.981

Cây Vối Hỗ Trợ Thanh Nhiệt

Cây Vối Hỗ Trợ Thanh Nhiệt; Những ngày hè nóng bức, uống nước vối sẽ giúp cơ thể cảm thấy hết khát và đỡ mệt. Bộ phận dùng là lá và nụ. Thông thường người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô để nấu nước uống và làm thuốc. Nước lá vối ủ có hương vị thơm ngon hơn. Hoa thu hái vào tháng 6, cũng được dùng pha trà uống (nước nụ vối).

Vối có vị đắng, chát, tính mát; vối có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ. Có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, giải nhiệt. Ở nhiều miền quê Việt Nam, mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối đặc để uống cả ngày.

Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Người ta cũng thường phối hợp lá vối với lá hoắc hương làm nước hãm uống lợi tiêu hóa. Theo kinh nghiệm dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc đã phơi khô.

Cây Vối Hỗ Trợ Thanh Nhiệt

Cây Vối Hỗ Trợ Thanh Nhiệt:

  • Cây vối thường được dùng để lấy lá và nụ để nấu nước uống có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và chống đầy bụng. Vối có hai loại là vối nếp và vối tẻ, lá có màu vàng xanh. Lá vối tẻ thường to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc lớn hơn bàn tay người, có hình thoi màu xanh thẫm.
  • Hoa vối thường nở thành chùm đan vào nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng. Cây vối đặc biệt giàu dược tính có công hiệu làm thuốc chữa bệnh.
  • Các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy trong lá và nụ vối chứa tannin và acid triterpenic, khoáng chất và vitamin… Nước sắc đậm đặc của lá cây dùng như thuốc kháng sinh, sát trùng để rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ. Thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.
  • Các hoạt chất trong nụ vối (chủ yếu là polyphenol) có khả năng ức chế hoạt tính men alpha-glucosidase, làm chậm quá trình phân giải đường, chậm quá trình hấp thu đường từ thức ăn vào máu. Từ đó hạn chế tăng đường huyết sau ăn, kiểm soát đường huyết lâu dài; Nụ vối có khả năng triệt tiêu gốc tự do, chống ôxy hóa, phòng chống lão hóa hiệu quả; Hỗ trợ giảm mỡ máu bởi sự có mặt của thành phần beta-sitosterol có tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường.
  • Theo Đông y, cây vối vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa…

Tham Khảo Một Số Kinh Dùng Cây Vối:

  • Hỗ trợ điều trị bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.
  • Hỗ trợ điều trị viêm da lở ngứa và chốc đầu: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.
  • Hỗ trợ điều trị thấp chẩn cấp và mạn tính: Lá vối tươi 50g, lá kinh giới 50g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc mỡ bôi.
  • Hỗ trợ giải độc lá ngón: Lá vối tươi 1 nắm; giã nát, ép lấy nước, thêm ít nước ép lấy nước 2, hợp hai nước cho uống hoặc bơm thẳng vào dạ dày.
  • Hỗ trợ điều trị đau bụng, đầy trướng, ăn không tiêu: Vỏ vối 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Lá vối 20 – 30g. Hãm hoặc sắc uống trong ngày. Người dân vùng Porto Alegre ở Brazil dùng 20g lá vối, 20g lá cây gioi sắc uống thường xuyên để chữa bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Việc dùng lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Vì vậy nên sử dụng lá và nụ vối khô thay vì thói quen dùng lá vối tươi. Bên cạnh tác dụng của nước vối, uống quá nhiều chè lá vối và nụ vối đôi khi còn gây rối loạn tiêu hóa, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.

Lưu ý:

  • Thông tin trên www.sieuthitraviet.vn chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Bài viết này nhằm chia sẻ những thông tin về các cây thuốc quý, vị thuốc quý, bài thuốc quý, bài thuốc dân gian, bài thuốc hay và các kiến thức bổ ích về sức khỏe. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là các tư vấn y tế, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thông tin trên www.sieuthitraviet.vn có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Từ khóa:

Có Thể Bạn Quan Tâm

Có Thể Bạn Quan Tâm

Chat ngay