HOTLINE

0847.981.981

Địa Chỉ Bán Bạch Truật Uy Tín

Địa Chỉ Bán Bạch Truật Uy Tín:

Công Ty TNHH Thương Mại & Xuất Nhập Khẩu Châm Anh Phân Phối Bạch Truật Nguyên Chất

Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc

Văn Phòng Giao Dịch: Số 21 Liền Kề 12, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Showroom Tại Hà Nội: Số 14, Ngõ 750/183, Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Showroom Tại Hưng Yên: Thôn Nhạn Tháp, Xã Mễ Sở, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.

GPKD: 0108236593, Cấp Ngày: 17/04/2018

Hotline: 0847.981.981 – 0901.722.333 – 081.228.3333

Email: sieuthitraviet@gmail.com

Website: www.sieuthitraviet.vn

Phân Phối Bạch Truật Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Bạch Truật

Bạch Truật Giá: 320.000 Đ / Kg

Đặt hàng nhanh - Thanh toán an toàn

Chính Sách Giao Hàng Của Siêu Thị Trà Việt:

Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:

  • Giao hàng miễn phí trong nội thành Hà Nội với đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên.
  • Đối với những đơn hàng dưới 500.000 VNĐ phí giao hàng sẽ được thỏa thuận trực tiếp khi đặt hàng.
  • Thời gian nhận hàng từ 2 – 4 tiếng kể từ lúc đặt hàng (giao hàng trong giờ hành chính).

Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:

  • Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ trở lên.
  • Phí giao hàng tại ngoại thành Hà Nội là 30.000 VNĐ cho 1Kg đầu tiên + 5.000 VNĐ cho 1Kg tiếp theo. 
  • Chúng tôi sử dụng dịch vụ ShipCod (Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà) của Viettel để giao hàng.
  • Thời gian nhận hàng từ 1 – 2 ngày kể từ ngày đặt hàng.

Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:

  • Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ trở lên.
  • Phí giao hàng tại các tỉnh thành khác là 40.000 VNĐ cho 1Kg đầu tiên + 5.000 VNĐ cho 1Kg tiếp theo. 
  • Chúng tôi sử dụng dịch vụ ShipCod (Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà) của Viettel để giao hàng.
  • Thời gian nhận hàng từ 3 – 5 ngày kể từ ngày đặt hàng.

Giới Thiệu Về Bạch Truật:

Bạch Truật là cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Thân thẳng, cao 0,30 – 0,80m, đơn độc hoặc phân nhánh ở bộ phận trên, phần dưới thân hóa gỗ. Lá mọc cách, dai. Lá ở phần dưới của thân có cuống dài, phần trên có cuống ngắn, gốc lá rộng, bọc lấy thân. Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, thùy giữa rất lớn, hình trứng tròn, hai đầu nhọn, hai thùy bên nhỏ hơn, hình trứng mũi mác, phần gốc không đối xứng.

Các lá ở gần ngọn thân có phiến nguyên, hình thuôn hoặc hình trứng mũi mác, mép có răng cưa. Đầu lớn, phần dưới có một lá bắc hình lá xẻ sâu, hình lông chim.

Tổng bao hình chuông, có lá bắc mỏng xếp thành 7 hàng. Lá bắc dưới nhỏ hình trứng tam giác, to dần ở phía trên. Hoa nhiều. Tràng hình ống, phần dưới màu trắng, phần trên màu đỏ tím, xẻ làm 5 thùy hình mũi mác, xoắn ra ngoài. 5 nhị hàn liền nhau (có nhị bị thoái hóa) chỉ nhị hình sợi dẹp.

Bầu thôn mặt ngoài có lông nhung, màu nâu nhạt, đoạn trên có lông hình lông chim. Vòi hình chỉ màu tím nhạt đầu nhị xẻ thành 2 thùy nông hình đầu, mặt ngoài có lông ngắn. Quả bế, thuôn, dẹp, màu xám.

Phân bố:

Bạch truật nguyên sản ở Trung quốc, chủ yếu trồng ở huyện Thừa, Đông dương. Ư thế (Xương hóa), Tiên cư (Triết giang), Dư huyện, Ninh quốc (An huy), ngoài ra ở Thông thành. Lợi xuyên (Hồ bắc), Bình giang (Hồ nam), Tu thủy, Đông cố (Giang tây), tỉnh Phúc kiến, Tứ xuyên đều có trồng. Bạch truật hiện đã di thực truyền vào Việt Nam.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.

Thân rễ phơi khô Bạch truật hình dài khắp nơi có dạng khối lồi chồng chất hoặc rễ con dạng chuỗi liền cong queo không đều, dài khoảng 3-9cm, thô khoảng 1,5-7cm đến hơn 3cm.

Bên ngoài màu nâu đất hoặc xám nâu, phần trên có góc tàn của thân, phần dưới phình lớn nhiều vết nhăn dọc nối dài, và vân rãnh chất cứng giòn, mặt cắt ngang màu vàng trắng hoặc nâu nhạt không bằng phẳng thường có những lõ nhỏ rỗng có mùi thơm mạnh. Loại củ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, giữa trắng ngà là tốt.

Còn thứ gọi là Ư truật, Cống truật là thứ truật tốt hơn. Không nên nhằm lẫn với nam Bạch truật (Gynura sinensis).

Thu hái, sơ chế:

Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 (tiết Sương giáng đến Lập đông) là thời vụ thu hoạch. Thu hoạch quá sớm, cây chưa gìa, củ còn non, tỷ lệ khô thấp, hoa nhiều. Thu hoạch quá nhiều thì chồi mới mọc lên, tiêu hao mất nhiều dinh dưỡng của củ. Khi thấy thân cây từ màu xanh chuyển thành màu vàng và nâu lá ở phần ngọn cây trở nên cứng, dễ bẻ gãy là đúng lúc thu hoạch.

Lúc thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, nhổ từng cây nhẹ nhàng. Sau khi nhổ, lấy dao cất bỏ thân cây đem củ về chế biến. Rửa sạch phơi khô cắt bỏ rễ con gọi là “Hồng truật” hay “Bạch truật”. Nếu để nguyên hoặc xắt mỏng phơi khô thì gọi là “Sinh sái truật” hay “Đông truật”.

Thành Phần Hóa Học của Bạch truật có:

Humulene, b-Elemol, a-Curcumene, Atractylone. 3b Acetoxyatractylone, Selian 4(14), 7 (11)-Diene-8-One, Eudesmo, Palmitic acid. (Trần Kiến Dân – Thực vật Học Báo 1991, 33 (2): 164).

Hinesol, b- Selinene (Phó Thuấn Mạc – Thực vật Phân Loại Học Báo 1981, 19 (2): 195).

8b-Ethoxyatractylenolide II, 14-Acetyl-12-Senecioy-12E. 8Z, 10E-Atractylentriol, 14-Acetyl-12-Senecioyl-2E, 8E, 10E-Atractylentriol, 12-Senecioyl-2E-8Z, 10E-Atractylentriol, 12- Senecioyl-2E-8E-10E-Atractylentriol. (Gia Hiệp Thiên Dân – Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1943, 63 (6): 252)

Trong rễ củ Bạch truật có 1,4% tinh dầu. Thành phần tinh dầu gồm: Atractylon (C16H180), Atractylola (CH160) Atractylenolid I, II, III, Eudesmol và Vitamin A. (Trung Dược Học).

Địa Chỉ Bán Bạch Truật Uy Tín

Công Dụng Của Bạch Truật:

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng bổ ích cường tráng: Thuốc có khả năng tăng trọng lượng, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, tăng sức bơi lội, cải thiện chức năng miễn dịch của tế bào, tăng bạch cầu và bảo vệ gan, tăng cao IgG trong huyết thanh, tăng tổng hợp protein ở ruột non trên chuột thực nghiệm (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

Tác dụng chống loét: Nước sắc từ bạch truật có khả năng bảo vệ gan, dự phòng giảm sút Glycopen ở gan (theo Trung Dược Học).

Tác dụng đối với máu: Nước sắc và cồn bạch truật đều có khả năng giãn mạch máu, chống đông máu (theo Trung Dược Học).

Tác dụng lợi niệu: Bạch truật có tác dụng ức chế tiểu quản thận tái hấp thu nước và tăng bài tiết natri, do đó có tác dụng lợi niệu rõ ràng và kéo dài. Tuy nhiên tác dụng này cần được nghiên cứu thêm (theo Trung Dược Học).

Tác dụng đến đường ruột: Sử dụng thuốc đối với ruột cô lập của thỏ nhận thấy, khi ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế. Ngược lại khi ruột đang bị ức chế, thuốc có khả năng hưng phấn. Do đó bạch truật có thể chữa được tiêu chảy và táo bón (theo Trung Dược Học).

Tác dụng hạ đường huyết: Glucosid kali artactylate được chiết xuất từ bạch truật tác dụng chọn lọc lên đường huyết. Trước tiên thành phần này khiến huyết áp tăng, sau đó hạ đường huyết quá mức dẫn đến tình trạng co giật (theo Trung Dược Học).

Tác dụng an thần: Dùng liều nhỏ tinh dầu bạch truật lên súc vật thực nghiệm nhận thấy có tác dụng an thần (theo Trung Dược Học).

Tác dụng chống loét bao tử: Bạch truật có khả năng ức chế đối với loét do nhịn đói, loét Shay (loét do thắt môn vị khiến dịch vị ứ trệ, đồng thời gây thiếu máu nguồn gốc thần kinh thực vật). Tuy nhiên bạch truật không có tác dụng đối với loét do histamin (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tác dụng chống ung thư: Tinh dầu bạch truật có tác dụng chống ung thư đối với súc vật thực nghiệm (theo Học Báo Dược Học 1963).

Tác động đến hoạt động tiết dịch vị: Bạch truật làm giảm rõ rệt lượng dịch vị nhưng không ảnh hưởng đến axit của dịch vị (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tác dụng đối với chức năng gan: Bạch truật không ảnh hưởng đến khả năng phân hủy và thải trừ chất màu của gan (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tác dụng kháng viêm: Rễ của bạch truật có hoạt tính chống ung thư và chống siêu vi khuẩn trong thí nghiệm in vitro (theo Trung Dược Học).

Thảo dược này không ảnh hưởng đến chức năng bài tiết ure của thận, đồng thời không ảnh hưởng đối với thành phần các protein trong huyết thanh (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Bạch truật có khả năng ức chế đối với một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Dùng bạch truật dài ngày trên súc vật thực nghiệm nhận thấy không có phản ứng phụ hay có độc tính (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+Theo y học cổ truyền:

Công dụng:

Ích táo, ích khí, chỉ khát, trừ thấp, hòa trung, ôn trung, an thai (theo Y Học Khải Nguyên).

Kiện tỳ, táo thấp, hòa trung, ích vị (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Kiện tỳ táo thấp (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Ích khí, lợi thủy, an thai, kiện tỳ, táo thấp, chỉ hãn (theo Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc Dược Điển).

Chủ trị:

Trị đầu đau, chảy nước mắt, trục phong thủy kết thủng dưới da, hoắc loạn thổ tả, trị phù thũng, đầu váng, tiêu đàm thủy, trừ tâm hạ cấp hoặc mạn (theo Biệt Lục).

Trị tiêu chảy, bụng phù thũng, trị tỳ hư, táo bón (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị hoàng đản, phong hàn thấp tý (theo Bản Kinh).

Trị tỳ hư, bụng đầy, đờm ẩm, chóng mặt, thai động không yên, ăn ít, tiêu chảy, thủy chủng, tự ra mồ hôi (theo Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc Dược Điển).

Trị tỳ vị khí hư, hơi thở ngắn, hư lao, đờm ẩm, hoàng đản, tiểu không thông, tự ra mồ hôi, không muốn ăn uống, hay mệt, tiêu chảy, thủy thũng, thấp tý, chóng mặt, thai động không yên (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Tham Khảo Một Số Cách Dùng Bạch Truật:

Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính: Dùng 6g bạch truật với 5g toan táo nhân, 4,5g trần bì, 4,5g hậu phác, 15g cam thảo và 3g gừng. Bạn sắc hỗn hợp này với 600ml nước đến khi còn 300ml. Bạn chia làm 2 lần uống trong ngày.

Giúp khỏe dạ dày, dễ tiêu hóa: Dùng 12g bạch truật với 6g chỉ thực. Sắc uống hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần bạn uống 8 viên, uống tuần 2-3 lần/tuần, chiêu nước với cơm.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi: Dùng một lượng khoảng 6kg bạch truật rồi thái thành lát mỏng, bỏ vào nồi, đổ ngập nước sau đó nấu lên. Lấy khoảng một nửa chén nước đặc, còn phần bã tiếp tục nấu thành dạng cao. Trộn đều hỗn hợp gồm nửa chén nước với bã đã nấu nhuyễn cùng với mật ong để ăn hàng ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh.

Hỗ trợ điều trị phong thấp, sởi, ngứa ngáy: Dùng bạch truật tán nhỏ, uống một lượng vừa đủ với 1 thìa nhỏ rượu, ngày dùng 2 lần.

Hỗ trợ điều trị bứt rứt, bồn chồn ở ngực: Dùng bạch truật tán bột, mỗi lần dùng một thìa cà phê (khoảng 4g), uống với nước.

Hỗ trợ điều trị cứng miệng, bất tỉnh do trúng gió: Dùng bạch truật 160g với rượu 3 thang, sắc còn một thang, uống hết để ra mồ hôi.

Hỗ trợ an thai:

Bài thuốc 1: Thái sơn bàn thạch thang: Dùng nhân sâm, nhu mễ, tục đoạn, hoàng cầm mỗi vị 5g, đương quy 8g, xuyên khung, chích thảo, sa nhân mỗi vị 4g, thục địa 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 10g, thược dược 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Đương quy tán: Bạch truật 32g, đương quy, hoàng cầm, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 64g. Bạn sấy khô các vị thuốc này và tán thành bột. Ngày uống 8-12g, uống với rượu loãng. Trị phụ nữ có thai mà huyết kém, thai nhiệt không yên.

Tuy nhiên, người mắc chứng âm hư hỏa vượng không được dùng bài thuốc này.

Hỗ trợ điều trị đau răng lâu ngày: Lấy bạch truật sắc nước để ngậm, dùng đến khi hết đau.

Hỗ trợ điều trị mồ hôi do khí hư: Sắc để uống hoặc tán bột hỗn hợp bạch truật 12g, hẫu lệ 24g, phòng phong 12g.

Hỗ trợ điều trị nám da: Dùng 100g bạch truật sơ chế sạch cho vào hũ thủy tinh, ngâm với 250ml giấm táo mèo trong 2 tuần. Sau đó, dùng tăm bông chấm dung dịch này lên các vết thâm nám, tàn nhang 3–4 lần liên tiếp. Bạn nên dùng vào buổi tối trong 1 tháng.

Hỗ trợ làm trắng da: Dùng 1kg nghệ đen rửa sạch xay nhuyễn cùng với 1 chút rượu và 500g bạch truật rửa sạch. Bạn cho cả 2 vào hũ thủy tinh cùng với 2 lít rượu gạo (30 độ) vào rồi khuấy đều. Sau 100 ngày, rót rượu ra chén, dùng bông gòn thấm và thoa lên mặt 2–3 lần vào buổi tối. Sau 1 tháng bạn sẽ thấy kết quả.

Kiêng kỵ :

Bạch truật có tính táo nên những người can thận có động khí không nên dùng (theo Bản Thảo Kinh Sơ).

Không dùng cho trường hợp táo khát, đầy trướng, âm hư, có hòn khối (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Bạch truật kỵ thịt chim sẻ, Thái, Lý, Tùng và Thanh ngư. Không dùng cho người thận hư, âm hư hỏa thịnh (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Không dùng cho người khí trệ, tích tụ, bao tử đau do hỏa, phàm uất kết, trướn bỉ, suyễn khó thở (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

Ngoài ra, khi dùng bạch truật bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn, có vị khó chịu trong miệng,…

Lưu ý:

  • Thông tin trên www.sieuthitraviet.vn chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Bài viết này nhằm chia sẻ những thông tin về các cây thuốc quý, vị thuốc quý, bài thuốc quý, bài thuốc dân gian, bài thuốc hay và các kiến thức bổ ích về sức khỏe. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là các tư vấn y tế, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thông tin trên www.sieuthitraviet.vn có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

 

Địa Chỉ Bán Bạch Truật Uy Tín:

Công Ty TNHH Thương Mại & Xuất Nhập Khẩu Châm Anh Phân Phối Bạch Truật Nguyên Chất

Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc

Văn Phòng Giao Dịch: Số 21 Liền Kề 12, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Showroom Tại Hà Nội: Số 14, Ngõ 750/183, Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Showroom Tại Hưng Yên: Thôn Nhạn Tháp, Xã Mễ Sở, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.

GPKD: 0108236593, Cấp Ngày: 17/04/2018

Hotline: 0847.981.981 – 0901.722.333 – 081.228.3333

Email: sieuthitraviet@gmail.com

Website: www.sieuthitraviet.vn

Từ khóa:

Có Thể Bạn Quan Tâm

Có Thể Bạn Quan Tâm

Chat ngay