Địa Chỉ Bán Thổ Phục Linh Uy Tín:
Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Trà Việt Phân Phối Thổ Phục Linh Nguyên Chất
Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
Văn Phòng Giao Dịch: Số 21 Liền Kề 12, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Showroom Tại Hà Nội: Số 14, Ngõ 750/183, Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Showroom Tại Hòa Bình: Quốc Lộ 12B, Khu 3, Thị Trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc, Hòa Bình.
Hotline: 0847.981.981 – 0945.094.333 – 081.228.3333
Email: sieuthitraviet@gmail.com
Phân Phối Thổ Phục Linh Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Thổ Phục Linh Giá: 230.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Siêu Thị Trà Việt:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Giới Thiệu Về Thổ Phục Linh:
Thổ phục linh là loại thảo dược mọc hoang ở nhiều vùng núi trên khắp nước ta. Tuy hoang dại nhưng đây là cây thuốc rất giá trị, chữa được nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh gout. Theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về thổ phục linh cũng như công dụng chữa bệnh gout của vị thuốc này.
Thổ phục linh còn được gọi với nhiều tên khác như: khúc khắc, kim cang, dây chắt, dây khum, cậm cù, khau đâu (Tày), mọt hoi đòi (Dao), tơ pớt (Kho)… tên khoa học Smilax glabra Roxb., thuộc họ Kim cang (Smilacaceae).
Thổ phục linh là cây sống lâu năm, dây leo dài 4 – 5m (có khi tới 10m), có nhiều cành mảnh không gai. Rễ củ vặn vẹo.
Lá hình trứng, trái xoăn hoặc hình bầu dục, đầu lá nhọn, phía dưới cuống hình trái tim, mọc so le. Mỗi lá có chiều dài trung bình cỡ 5 -11 cm, rộng khoảng 3-5 cm. Phía dưới cuống lá có tua cuốn. Lá màu xanh, mặt trên sáng bóng, mặt dưới xanh nhạt hơn và hôi trắng giống như có phấn phủ bên ngoài.
Hoa thường nở vào tháng 5 -6 hàng năm. Bao gồm cả hoa đực và hoa cái mọc thành cụm ở ngay kẽ lá, hình táng nối với thân bằng một cuống dài. Hoa thổ phục linh thường có màu hồng, một số hoa điểm màu chấm đỏ.
Quả Thổ phục linh ra quả vào tháng 7 – 10 hàng năm. Quả hình tròn, nhỏ, mọc thành chùm, kích thước đường kính dao động từ 8 – 10mm. Khi còn non có màu xanh rồi chuyển dần sang màu tím, đỏ và lúc chín hẳn sẽ có màu đen.
Hạt hình trứng, mỗi quả chứa từ 2 – 4 hạt.
Khu vực phân bố thổ phục linh:
Cây thổ phục linh ưa sống ở các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới trong khu vực Châu Á hoặc các nước Đông Nam Á:
Tại Châu Á: Cây phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Đài Loan.
Tại Đông Nam Á: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Lào, Myanma, Campuchia, Malaysia…
Ở Việt Nam: phân bố rải rác ở khắp các tình miền núi cũng như trung du và một vài đảo lớn như: Lạng Sơn, Quảng Ninh (đảo Ba Mùa), Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh phúc, Hoà Bình, Hà Tây, Hải Hưng, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà (Nha Trang), Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận.
Cây ưa sáng, chịu hạn tốt và có thể sống được trên nhiều loại đất, thường mọc lẫn với nhiều loại cây khác trong các quần hệ thứ sinh trên đất như nương rẫy, đồi cây bụi, rứng đang phục hồi trong khai thác kiệt.
Bộ phận dùng:
Thân rễ, đào về, cắt bỏ rễ con và gai tua, phơi hoặc sấy khô. Có thể rửa sạch, ủ mềm 2 -3 ngày, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Mô tả dược liệu:
Thân rễ hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, có các chồi mọc như mấu và các cành ngắn, dài 5 – 22 cm, đường kính 2 – 7 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tro, lồi lõm không phẳng, còn lại rễ nhỏ bền, cứng; đỉnh nhánh có vết sẹo chồi hình tròn. Vỏ rễ có vân nứt không đều, có vẩy còn sót lại. Chất cứng. Thái lát có hình hơi tròn dài hoặc hình bất định, dày 1-5 mm, cạnh không bằng phẳng. Mặt cắt màu trắng đến màu nâu đỏ nhạt, có tính chất bột, có thể thấy bó mạch điểm và nhiều điểm sáng nhỏ. Chất hơi dai, khó bẻ gẫy, có bụi bột bay lên, khi tẩm nước có cảm giác trơn, dính. Không có mùi, vị hơi ngọt và làm se.
Thu hái, chế biến và bảo quản:
Thu hái: Thu hái quanh năm tốt nhất vào mùa thu đông.
Chế biến: Đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con và tua gai, rửa sạch, phơi, sấy khô hoặc đang lúc tươi, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Hoặc cách khác thì phơi hay sẫy khô, có thể rửa sạch, ủ mềm 2 – 3 ngày, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Bảo quản: nơi khô ráo thoáng mát , tránh mối mọt dính. Không có mùi, vị hơi ngọt và làm se.
Thành phần hóa học của Thổ phục linh:
Thổ phục linh có hơn 56 hợp chất trong đó chứa nhiều saponin, tanin, dẫn xuất flavonoid gồm astilbin, neoastilbin, neoisoastilbin, isoastilbin, engeletin và isoengeletin. Trong đó có 28 loại flavonoids và glycoside đã được xác định. Đây là những hoạt tính sinh học chính của thảo dược này. Đặc biệt, astilbin được xem là hoạt chất nổi bật nhất trong phục linh bằng các hoạt động chống viêm, điều hòa miễn dịch và điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên những chất này hòa tan kém trong nước nên cần được bào chế trước khi sử dụng để tận dụng tối đa hàm lượng trong thuốc.
Acid hữu cơ và phenolic là thành phần không thể thiếu của phục linh. Những acid hữu cơ này có hoạt động dược lý đáng kinh ngạc. Tác động đến hoạt động chống xơ gan hóa, chống oxy hóa.
Công Dụng Của Thổ Phục Linh:
Trong y học cổ truyền:
Thổ phục linh được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Thổ phục linh có vị ngọt, tính bình nên được ứng dụng trong điều trị bệnh phong thấp, xương khớp, giải độc cơ thể.
Từ hàng ngàn năm trước, người Trung Quốc đã sử dụng thổ phục linh. Trong cuốn sách “Trung thảo dược thái sắc đổ phổ” viết: “Thổ phục linh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi quan tiết, trừ thấp. Dùng cho các chứng: mụn nhọt rôm sảy, nhiệt độc sưng lở, chứng thấp chẩn (da nổi những hạt lấm tấm đỏ, rát, ngứa do nóng ẩm gây ra), chứng xích bạch đới, chứng lâm trọc (đi tiểu đục, đường tiểu sưng đau), chứng cước khí (bàn chân phù nề, đau nhức), chứng gân cốt co rút, nhức mỏi, đau tê; các quan tiết và các khớp không co duỗi được; ngoài ra còn dùng chữa giang mai, nhiễm độc thủy ngân, khinh phấn“…
Danh y Hải Thượng Lãn Ông viết về thổ phục linh trong sách Lĩnh Nam bản thảo như sau:
“Thổ phục linh là củ khúc khắc
Ngọt nhạt, tính bình, chữa đắc lực
Mạnh gân, khỏe vị, thu miệng ghẻ
Đuổi phong, trừ thấp, rất có sức.”
Theo y học hiện đại nghiên cứu:
Ngày nay, người ta phân tích thấy trong lá và ngọn non của thổ phục linh có chứa: nước 83,3%, protein 2,4%, glucid 8,9%, xơ 2,2%, tro 1,2%, caroten 1,6mg%, vitamin C 18mg%. Trong thân rễ có nhiều tinh bột, bêta-sitosterol, stigmasterol, smilax saponin, tigogenin.
Thổ phục linh thường được dùng để chữa tiêu hóa không bình thường, đau bụng tiêu chảy, viêm thận, viêm bàng quang, phong thấp, viêm khớp, chấn thương do té ngã, mụn nhọt độc, lở ngứa, viêm da có mủ, giang mai, vẩy nến, tổ đỉa, lao hạch, giải độc cơ thể, chống dị ứng, lợi tiểu, làm ra mồ hôi.
Người ta còn chế Phục linh cao để trị thấp độc ngoài da, nhọt độc, lác, ghẻ lở…
Phục linh cao còn chữa phong thấp đau nhức tay chân, dị ứng, đại tiện bị rối loạn do uống thuốc bổ quá nhiều (đi tiểu nhiều lần, phân thối, hơi thở có mùi hôi khó chịu, không ngủ được).
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Thổ Phục Linh:
Hỗ trợ điều trị viêm mủ da:
Thổ phục linh 30g, kim ngân hoa 15g, cam thảo 15g, sắc với 500ml nước còn 200ml, uống một lần vào lúc 9 – 10 giờ sáng.
Hỗ trợ điều trị phong thấp, gân cốt đau tê:
Thổ phục linh 20g, thiên niên kiện 8g, tang chi 10g, lá lốt 8g, cốt toái bổ 10g, hà thủ ô 12g, đinh lăng 12g, trần bì 6g, bạch chỉ 6g. Sắc với 750ml nước còn 250ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do thấp nhiệt:
Thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 12g, sài đất 12g, ké đầu ngựa 12g, nhân trần 16g, cam thảo nam 12g, rễ tranh 12g. Sắc với 750ml nước còn 250ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến:
Thành phần: 40g thổ phục linh, cây cải trời ( còn gọi là cây cải ma, hạ khô thảo nam) 80g. Đem 2 vị thuốc trên sắc với 5 bát nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa nấu cho đến khi cạn còn 3 chén. Chia làm 4 lần uống trong ngày vào buổi sáng, trưa, chiều, tối. Dùng liên tục khoảng 2 – 3 tháng để cải thiện các triệu chứng vẩy nến và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung nhọt, nhiễm vi trùng giang mai gây hạch độc, lở loét miệng:
Thành phần: 60g thổ phục linh, nhẫn đông hoa 15g, mũi mác 15g, mã xì hiện 20g, cam thảo 5g. Sắc tất cả lấy nước đặc uống. Kiên trì uống mỗi ngày một thang trong nhiều ngày liền để thấy được kết quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp:
Thổ phục linh, thạch cao, hy thiêm, ké đầu ngựa, ngạch mễ mỗi loại 20g; Ý dĩ, chi mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược ( mỗi loại 12g); xương truật, quế chi mỗi loại 8g; Kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi loại 16g; cam thảo 6g. Sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 2-3 lần uống
Hỗ trợ kích thích tiểu tiện:
Chuẩn bị: 10 – 20g thổ phục linh. Nấu nước uống hàng ngày thay cho trà giúp lợi tiểu.
Hỗ trợ điều trị ghẻ lở, nhọt độc:
Thổ phục linh 2kg, nguyên sinh địa 200g, rễ tranh 600g. Các vị thuốc trên đem giã nhỏ hoặc thái thành lát mỏng. Cho vào nồi to rồi đổ thật nhiều nước vào nấu trong khoảng 8 giờ liền. Lọc bỏ xác thuốc rồi tiếp tục nấu nước cho cô đặc thành cao, bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi lần dùng lấy 6 thìa cao pha với một ly nước sôi uống. Ngày dùng 2 lần trước bữa ăn trưa và tối khoảng 1 giờ.
Hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng:
Thổ phục linh và mẫu lệ mỗi vị 30g; Hoàng bá, hải tảo, hạ khô thảo, đương quy, trạch tả, đan sâm, hương phụ mỗi loại 15g; Ngưu tất, bào sơm xuyên giáp mỗi loại 10g. Tất cả đem sắc uống vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang
Hỗ trợ điều trị phong thấp, bổ can thận, kích thích lưu thông khí huyết:
Chuẩn bị: Thổ phục linh, cà gai leo, cỏ xước, thiên niên kiện mỗi loại 300g, lá lốt 800g, quế chi 100g. Đem các vị thuốc phơi khô, tán bột rồi cho vào bình thủy tinh ngâm với 5 lít rượu trắng 40 độ. Sau 10 ngày có thể dùng. Mỗi lần uống 30ml x 2 lần/ngày.
Người ta còn dùng thổ phục linh làm thực phẩm trong các món ăn trị bệnh như:
Thổ phục linh hầm thịt heo:
– Nguyên liệu: Thịt heo nạc 160g rửa sạch, xắt thành những thỏi như ngón tay. Thổ phục linh 80g, sinh địa 20g, trần bì 1 miếng nhỏ, tất cả rửa sạch.
– Cách làm: Nấu 1/2 lít nước trong nồi đất cho sôi, đổ các thứ trên vào, đậy kín. Hầm khoảng 2 giờ, nêm thêm chút muối vừa ăn rồi nấu sôi lần nữa là được.
Món này dùng nóng, Có tác dụng bổ dưỡng lại tiêu độc rất tốt. Có khi người ta dùng thêm mai rùa hoặc da heo để tăng cường tác dụng của món ăn. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư hàn không dùng được.
Thổ phục linh, hạt sen, long nhãn:
– Nguyên liệu: Hạt sen 50g ngâm nước khoảng 30 phút, luộc sơ qua rồi vớt ra để ráo. Thổ phục linh 8g, long nhãn nhục 12g, của sen 50g, tàu hủ ky 100g (hoặc tim heo).
– Cách làm: Cho tất cả vào một cái thố, đổ nước ngập quá mặt khoảng 3cm, đậy nắp rồi chưng cách thủy độ 2 giờ, nêm thêm ít muối rồi chưng thêm 10 phút là được.
Món này dùng nóng, rất tốt cho những người bị suy tim, mất ngủ, hồi hộp, lo âu, ngủ hay gặp ác mộng.
Lưu ý: Mặc dù thổ phục linh là vị thuốc lành tính nhưng chúng ta không nên sử dụng một cách bừa bãi. Có một số trường hợp không nên dùng thổ phục linh, đó là:
Người mắc bệnh hen suyễn hoặc đang trong thời kỳ điều trị bệnh hen suyễn không nên sử dụng chung thuốc trị hen với thổ phục linh.
Người mắc bệnh về đường tiêu hóa, người bị đái tháo đường cũng không nên sử dụng thổ phục linh bởi vì trong thảo dược này có hàm lượng lớn tannin. Nếu chất này tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn đường tiêu hóa, kích ứng niêm mạc ruột và dạ dày.
Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư hàn không nên sử dụng thảo dược này.
Cây thổ phục linh kỵ với trà xanh. Vì trong thời gian uống thổ phục linh mà bạn uống trà thì có thể bị rụng tóc.
Ngoài ra, thổ phục linh còn có tác dụng lợi tiểu rất mạnh, do đó bạn không nên sử dụng chung thổ phục linh với các loại thuốc điều trị bệnh khác vì điều này sẽ làm mất đi tác dụng của thuốc.
Lưu ý:
|
Địa Chỉ Bán Thổ Phục Linh Uy Tín:
Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Trà Việt Phân Phối Thổ Phục Linh Nguyên Chất
Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
Văn Phòng Giao Dịch: Số 21 Liền Kề 12, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Showroom Tại Hà Nội: Số 14, Ngõ 750/183, Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Showroom Tại Hòa Bình: Quốc Lộ 12B, Khu 3, Thị Trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc, Hòa Bình.
Hotline: 0847.981.981 – 0945.094.333 – 081.228.3333
Email: sieuthitraviet@gmail.com